Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: "CEO VIETGO: Việt Nam là nước có cơ hội xuất khẩu lớn nhất thế giới"

Business Finance Magazine: "VIETGO CEO: Vietnam is the country with the largest export opportunity in the world"

29/11/2022 03:50

Lượt xem4081 View

Translate

TCDN - Giám đốc Công ty TNHH VIETGO nói về tiềm năng của ngành xuất khẩu Việt Nam với lợi thế về địa lý, địa hình và đường bờ biển "có một không hai".

TCDN - Giám đốc Công ty TNHH VIETGO nói về tiềm năng của ngành xuất khẩu Việt Nam với lợi thế về địa lý, địa hình và đường bờ biển "có một không hai".

Giám đốc Công ty TNHH VIETGO Nguyễn Tuấn Việt từng bỏ dở Đại học Xây dựng vì đam mê làm xuất khẩu.

Giám đốc Công ty TNHH VIETGO Nguyễn Tuấn Việt từng bỏ dở Đại học Xây dựng vì đam mê làm xuất khẩu.

Sau gần 15 năm hoạt động, Công ty VIETGO do ông làm giám đốc đã hỗ trợ, tư vấn cho hơn 1.000 doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác để xuất khẩu. Cũng chính nhờ trực tiếp lăn lộn với những đơn hàng đi khắp năm châu, ông nhận ra rằng, ngành xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa nếu như chúng ta có một định hướng đúng và hỗ trợ tốt hơn cho các công tác xúc tiến xuất khẩu.

Ông là Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VIETGO - doanh nghiệp duy nhất đến thời điểm này hoạt động về tư vấn xuất khẩu đúng nghĩa cho các sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Để có được một sự nghiệp như ngày hôm nay, gần 20 năm trước, khi còn là sinh viên năm 4 của Đại học Xây dựng Hà Nội, Nguyễn Tuấn Việt đã đưa ra một quyết định: nghỉ học để đi lập doanh nghiệp xuất khẩu.

Cà phê cuối tuần kỳ này, Nguyễn Tuấn Việt đã trò chuyện cùng VnEconomy về những cơ hội của ngành xuất khẩu Việt Nam.

Ông Việt nói: - Nếu để nói một câu về tiềm năng của ngành xuất khẩu, tôi có thể khẳng định rằng, Việt Nam là nước có cơ hội xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Bởi lẽ, hiện các cảng biển lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đều khá gần với Việt Nam và đây cũng là 3 quốc gia sản xuất ra lượng hàng hóa chiếm đến 1/2 hàng hóa của thế giới. Đây cũng là điểm bắt đầu của tuyến hàng hải quốc tế. Trong khi đó, đường biển của Việt Nam có rất nhiều lợi thế.

Chúng ta còn có một điểm mạnh nữa là nằm ngay cạnh Trung Quốc – một quốc gia chiếm một lượng rất lớn nguyên phụ liệu của ngành công nghiệp như dệt may, hàng tiêu dùng. Có một số ngành hàng hiện Trung Quốc không còn ưu tiên sản xuất nữa như nguyên phụ liệu cho dệt may…Và nếu tính toán kỹ, Việt Nam có thể giành lại thị phần của những sản phẩm này.

Bên cạnh đó, Việt Nam có địa hình đất liền khá "mỏng", đi từ nội địa ra cảng biển rất gần nên có lợi thế để giảm chi phí vận chuyển đường bộ ra cảng.

Trong trường hợp Thái Lan xây một kênh đào Kra (được xem như là kênh đào lớn thứ 3 của thế giới) thì Việt Nam lại càng hưởng lợi hơn nữa. Rất nhiều ý kiến nhận xét rằng, cả trong lịch sử và tương lai, Việt Nam của chúng ta giống như là một cửa hàng nằm ngay bên cạnh một tuyến đường cao tốc mới.

Tiềm năng để xuất khẩu, giao thương lớn như vậy nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam vẫn gặp khó trong xuất khẩu?

Thực tế đó là do chúng ta làm xúc tiến xuất khẩu, thương mại chưa tốt. Trong khi nhà nước dường như chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn. Ngày trước, hàng hóa, thương nhân thế giới chủ yếu tìm đến Trung Quốc. Khách đến nhà hàng xóm đông thì không có nghĩa nhà anh sẽ đông, trừ khi nhà hàng xóm chật quá tràn qua nhà anh.

Người ta vẫn nhận xét rằng, trên một tuyến phố có một cửa hàng mở rất đông khách, vào một ngày đẹp trời nào đấy thì nhà bên cạnh cũng sẽ mở, và một thời gian sau sẽ hình thành cả tuyến phố.

Trong trường hợp này, nếu hàng đông nhất nghỉ thì cơ hội sẽ trao cho các cửa hàng khác lân cận vì nguồn khách là có sẵn. Chỉ cần giữ đúng chất lượng như cửa hàng ban đầu. Việt Nam chúng ta đang ở đâu đó trong câu chuyện nói trên.

Giám đốc VIETGO Nguyễn Tuấn Việt tư vấn về đơn hàng cho một khách ngoại quốc đang cần mua sản phẩm của Việt Nam.

Giám đốc VIETGO Nguyễn Tuấn Việt tư vấn về đơn hàng cho một khách ngoại quốc đang cần mua sản phẩm của Việt Nam.

Ở trên ông nói Việt Nam là nước có tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thế giới nhưng tôi thấy chưa được thuyết phục lắm?

Nếu nhìn trên bản đồ thì sẽ thấy rõ hơn việc Việt Nam có những điểm lợi rất lớn, vì chúng ta nằm trong khu vực của 3 quốc gia lớn nhất thế giới là Trung Quốc - Ấn Độ - Nga. Và "cái may" là tiêu chuẩn hàng hóa xuất vào các nước đó lại khá thấp. Chỉ mỗi Nhật Bản đặt ra tiêu chuẩn cao nhưng thị phần rất bé.

Có những giai đoạn, ai cũng chăm chăm để xuất hàng vào Nhật nhưng đó không hẳn là điều hay, có lợi về kinh tế. Việt Nam chúng ta nằm gần các nước lớn thì cũng giống như một gia đình mở cửa hàng cạnh cổng khu đô thị, khu công nghiệp, hàng ngày từ sáng đến tối là công nhân đổ xô mua đồ ăn, thức uống.

Nhưng định hướng xuất khẩu của Việt Nam có nhắm vào những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đó đâu. Trước giờ chúng ta vẫn dường như chỉ ưu tiên dầu thô, gạo, thủy sản, nông sản cao cấp…

Đúng vậy, nếu để ý kỹ sẽ thấy, xuất khẩu gạo và dầu thô là 2 mặt hàng mà Nhà nước kiểm soát. Nhưng, giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng này cộng vào mới chỉ đạt kim ngạch khoảng 3 tỷ USD mỗi ngành và phải mất khá nhiều năm mới đạt được con số trên.

Trong khi đó, xuất khẩu gỗ hiện nay đạt giá trị 30 tỷ USD, dệt may cũng đạt 30 tỷ. Và đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp rau củ quả chỉ mất 4 năm đã đạt 4 tỷ USD mỗi năm.

Chính vì vậy, thị trường Trung Quốc hiện chiếm đến 76% kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của chúng ta vì sức tiêu thụ của nước này rất lớn. Trong khi tiêu chuẩn đầu vào, hàng rào kỹ thuật của họ lại khá "dễ". Do đó, tôi cho rằng, định hướng sản xuất rau củ quả "sạch", đạt tiêu chuẩn cao để xuất đi châu Âu chưa hẳn là hiệu quả.

Chúng ta xuất vải thiều đi châu Âu đủ các loại tiêu chuẩn cũng chỉ được mấy tấn, trong khi chúng ta có Ấn Độ, có Trung Quốc cực gần lại dễ dàng về tiêu chuẩn.

Nói ví von thì giống như là chúng ta không cần phải nấu phở ngon, chỉ cần sản xuất bánh mì bán số lượng lớn thì sẽ thu về lợi nhuận không hề nhỏ.

Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Việt Nam có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, nằm trên trục đường lớn về vận tải biển quốc tế nên thuận lợi cho xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Tuấn Việt, Việt Nam có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý, nằm trên trục đường lớn về vận tải biển quốc tế nên thuận lợi cho xuất khẩu.

Nhưng việc xuất khẩu mặt hàng nào, chất lượng ra sao nhiều khi nó liên quan đến vấn đề "ngoại giao" và đẳng cấp của một quốc gia?

Cũng có thể là vậy, nhưng tôi cho rằng, đôi khi cũng chỉ là câu chuyện người này nói đến người kia rồi chúng ta cứ bị nặng nề về lý thuyết, còn trên thực tế hiệu quả kinh tế mới là cái cần cho người dân và doanh nghiệp.

Nếu tôi mà nhà quản lý được quyền định hướng, tôi sẽ phân thành 3 nhóm định hướng xuất khẩu: Nhóm thứ nhất là hoa – rau - củ quả sẽ hướng đến thị trường Trung Quốc.

Nhóm thứ hai là gia vị sẽ bán cho Ấn Độ như quế, hồi, thảo quả, hành tây, cà rốt, khoai tây…

Và nhóm nữa là nông sản truyền thống như gạo, tiêu, điều, cà phê…

Tôi có thể nêu câu chuyện này để thấy định hướng xuất khẩu của chúng ta có thể phải cân nhắc lại. Đó là gạo của Việt Nam trong nhiều năm qua được cho là giá trị thấp hơn Thái Lan. Nhưng hình ảnh trên báo chí hay mạng xã hội bây giờ đã nói lên sự thật vì sao lại thế.

Bởi chúng ta chọn phân khúc xuất khẩu gạo có chất lượng không cao. Nó thể hiện ở việc chúng ta đóng gói xuất khẩu gạo bằng bao bì tải, thành từng bao hàng chục kg rồi xếp thẳng xuống boong tàu. Mỗi năm chúng ta có khoảng 7 triệu tấn gạo xuất khẩu thì có đến 4 triệu tấn xuất sang châu Phi.

Trong khi Thái Lan xuất khẩu gạo, họ chọn phân khúc cao cấp, gạo chất lượng tốt, đóng gói nhỏ bằng nilong, giống như gạo chúng ta vẫn mua ăn ở trong siêu thị hiện nay.

Là người tâm huyết cho việc xuất khẩu, ông nghĩ gì trước ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt đang bỏ ngỏ thị trường trong nước?

Thực tế thị trường trong nước dù có tiềm năng cũng không thể lớn bằng thị trường của cả thế giới. Hơn nữa, bản thân một doanh nghiệp, khi sản xuất ra một sản phẩm nào đấy thì thị trường, khách hàng đầu tiên của họ phần lớn chính là trong nước. Muốn xuất khẩu thì trước hết họ cũng phải có thời gian bán ở thị trường nội địa trước.

Còn nếu nói bỏ ngỏ thị trường trong nước, tôi cho là chưa chính xác. Việc phát triển một ngành nào đó, thì trước hết phải phục vụ trong nước trước, nên nhiều khi cũng không nhất thiết phải hô hào. Nếu thị trường trong nước hấp dẫn, tự họ sẽ bán trong nước. Còn thị trường thế giới thì luôn lớn.

Hiện chúng ta vẫn có tâm lý thích xuất khẩu sang các nước phát triển, các nước lớn ở châu Âu. Nhưng thực tế thì quả thanh long của chúng ta vào Trung Quốc không cần nhiều tiêu chuẩn. Nếu là người trong cuộc và biết tính toán hiệu quả kinh tế thì phải nhìn vào thống kê, phải nhìn vào số liệu.

Chẳng hạn, GDP của Trung Quốc hiện nay là khoảng 13.000 tỷ USD. GDP của toàn châu Âu cộng lại là 13.200 tỷ, tức Trung Quốc chỉ kém cả châu Âu 200 tỷ USD.

GDP của Việt Nam là 220 tỷ USD mỗi năm. Nghĩa là Việt Nam cộng với Trung Quốc đã bằng đúng cả châu Âu. Chỉ cần nhìn vào số liệu đó thì chúng ta sẽ thấy xuất khẩu sang đâu có lợi hơn.

Chỉ có điều, với nhiều mặt hàng nông sản, doanh nghiệp Việt Nam chưa biết cách để xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc mà chủ yếu vẫn là tiểu ngạch nên thường bị rủi ro.

Công ty VIETGO có rất nhiều bạn hàng đến từ các nước trên thế giới. Nhiều doanh nhân ở nước ngoài đã trở lại cảm ơn ông Nguyễn Tuấn Việt vì đã giúp họ mua được hàng hóa của Việt Nam với chất lượng tốt, giá hợp lý.

Công ty VIETGO có rất nhiều bạn hàng đến từ các nước trên thế giới. Nhiều doanh nhân ở nước ngoài đã trở lại cảm ơn ông Nguyễn Tuấn Việt vì đã giúp họ mua được hàng hóa của Việt Nam với chất lượng tốt, giá hợp lý.

Báo chí hiện vẫn nêu câu chuyện doanh nghiệp Việt có sản phẩm tốt những không tìm được đầu ra, liệu có phải là do xúc tiến xuất khẩu kém?

Đúng thế. Chỉ tiếc là, tại Việt Nam chúng tôi đang là doanh nghiệp duy nhất làm công việc này, dù trên thị trường có một số công ty hoạt động môi giới thương mại và họ cũng chỉ thực hiện dăm ba thương vụ. Còn nếu số lượng lên tới vài trăm hợp đồng thì chỉ có mỗi VIETGO của chúng tôi.

Còn Nhà nước như tôi nói ở trên, hiện chỉ hỗ trợ đa số doanh nghiệp lớn. Chúng tôi hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hơn nữa, ngày trước, đó vẫn là câu chuyện tiềm năng của tương lai. Khi đó, các doanh nghiệp chưa quen với việc phải trả tiền để có được cơ hội xuất khẩu.

Bây giờ thì mọi chuyện đã khác trước nhiều. Hiện chúng tôi có hơn 21.600 khách hàng ở nước ngoài. Đây là lượng khách hàng khá lớn và rất nhiều trong số đó là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều khách hàng nước ngoài đã tìm đến để cảm ơn chúng tôi, nhờ chúng tôi kết nối họ đã mua được sản phẩm tốt, giá hợp lý của Việt Nam.

Gia đình cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Nguyễn Anh Đức năm 2018 đã tìm đến Công ty VIETGO để được tư vấn về xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường các nước trên thế giới.

Gia đình cầu thủ Đội tuyển bóng đá quốc gia Nguyễn Anh Đức năm 2018 đã tìm đến Công ty VIETGO để được tư vấn về xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường các nước trên thế giới.

15 năm theo đổi tư vấn xuất khẩu, ông có tâm tư, đề xuất gì không?

Tôi không có tâm tư gì vì thực tế không thấy nhiều vướng mắc trong chính sách vì nhà nước đang khuyến khích cho xuất khẩu bởi bản chất nó là thu nhập quốc gia, là mang ngoại tệ về cho đất nước.

Tôi chỉ có 2 ý kiến, đó là nếu được định hướng tốt hơn thì sẽ phát triển và có kết quả tốt hơn và nên đề cao công tác xúc tiến xuất khẩu. Nếu những doanh nghiêp như chúng tôi được hỗ trợ tốt hơn từ nhà nước thì sẽ có lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, ngành xuất khẩu sẽ phát triển hơn.

Theo Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp.

(*) Display original text

Review

comment (0)

Other article