Nhà nhập khẩu than khó khi mua hàng từ Việt Nam

Coal importers have difficulty buying goods from Vietnam

07/01/2016 08:36

Lượt xem13627 View

Translate

Nhằm hỗ trợ nhà cung cấp Việt Nam nắm bắt tối đa các cơ hội này, VIETGO Global Traders Network (VIETGO GTN) sẽ liên tục đăng tải chuỗi bài phân tích về kinh nghiệp xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước tham gia TPP và AEC nhằm giúp nhà cung cấp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại này. Không giáo điều mà dung dị, mộc mạc mà hữu ích... những bài viết sau đây không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trên bất cứ tờ báo nào mà chỉ có tại http://vietgo.vn/ bởi chúng hoàn toàn xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn và chia sẻ của hơn 500 nhà cung cấp cùng rất nhiều nhà nhập khẩu trên toàn thế giới. Và đặc biệt, chúng được viêt bởi chính các chuyên viên tư vấn xuất nhập khẩu của VIETGO Global Traders Network.

NĂM BẮT CƠ HỘI LỚN TỪ TPP VÀ AEC

 

Tháng 10 năm 2015, đàm phán hoàn tất, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP (bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam).

 

 

Cuối năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực, mang lại nhiều cơ hội cho DN Việt Nam khi thị trường không còn là 90 triệu dân mà lên tới 600 triệu dân.

 

 

Nhằm hỗ trợ nhà cung cấp Việt Nam nắm bắt tối đa các cơ hội này, VIETGO Global Traders Network (VIETGO GTN) sẽ liên tục đăng tải chuỗi bài phân tích về kinh nghiệp xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước tham gia TPP và AEC nhằm giúp nhà cung cấp Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại này. 

Không giáo điều mà dung dị, mộc mạc mà hữu ích... những bài viết sau đây không thể tìm thấy ở bất cứ đâu, trên bất cứ tờ báo nào mà chỉ có tại http://vietgo.vn/ bởi chúng hoàn toàn xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn và chia sẻ của hơn 500 nhà cung cấp cùng rất nhiều nhà nhập khẩu trên toàn thế giới. Và đặc biệt, chúng được viêt bởi chính các chuyên viên tư vấn xuất nhập khẩu của VIETGO Global Traders Network.

 

 

Phần 1: NHÀ NHẬP KHẨU KÊU KHÓ KHI MUA HÀNG TỪ VIỆT NAM

Tác giả: Châu Anh - Chuyên viên Tư vấn Xuất Nhập Khẩu VIETGO Global Traders Network

Thông thường mọi người hay nghĩ, bán hàng thì khó chứ mua hàng dễ ợt, có tiền mua tiên cũng được, cứ hô một tiếng: "Tôi mua!" là người bán ào ào chào hàng. Ấy thế nhưng, rất nhiều nhà nhập khẩu từ các nước trên thế giới than thở với chúng tôi rằng: Họ gặp vô vàn khó khăn khi mua hàng từ Việt Nam.

Chắc nhiều quý vị sẽ ngạc nhiên trước thông tin này, nhưng đây là sự thật 100%. Bài viết sau đây sẽ cho quý vị biết suy nghĩ và cảm nhận của các nhà nhập khẩu khi lần đầu bước chân đến thị trường Việt Nam, những khó khăn họ gặp và cách thức họ giải quyết: 

 

Anh Datta, nhà nhập khẩu đại diện cho công ty Ruchi International Trading LLC đến từ UAE (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất) phát hiện nguồn cung than giá rẻ, chất lượng cao tại Việt Nam. Anh tìm cách mua để bán sang Dubai nhưng mất tới hai tháng vẫn chẳng tìm được nhà cung cấp nào. Datta tâm sự: "Việt Nam xa xôi và mới mẻ quá, tôi chẳng biết tìm các nhà cung cấp ở đâu, chẳng biết nhà cung cấp nào tốt. Chúng tôi dự trù sẽ dành công sức tại đây." Lang thang mất rất nhiều thời gian cho đến khi tìm thấy VIETGO và được giới thiệu 3 nhà cung cấp, anh đã mua than từ họ. Tuy nhiên để làm việc với nhà cung cấp Việt là một việc khó khăn khi ngoài nguồn than tốt, họ chẳng biết gì về xuất nhập khẩu.

"Làm cái gì họ cũng bảo để tôi hỏi VIETGO, họ hầu như chẳng biết gì cả, nhưng cũng may VIETGO khoả lấp được những thiếu hụt này, tư vấn cho họ từ cách gửi hàng mẫu đến cách đàm phán, liên hệ và mặc cả giá tàu, nói chung rất chu đáo cho tới khi hàng đến được tay chúng tôi."

Anh Datta (đứng giữa), bên phải là anh Tuấn Việt, Giám đốc VIETGO, bên trái là chị Thủy, giám đốc Cty Xuất Nhập Khẩu Vạn Hoa, một thành viên của VIETGO Global Traders Network. Ngoài cùng là anh Kuma và Nasil, hai đồng nghiệp của Datta tại công ty Ruchi.  

 

 

Hiện nay anh Datta đang mua hàng của 3 nhà cung cấp than gỗ do VIETGO giới thiệu. Dưới đây là B/L của Châu Á Ngọc Mai, một công ty trong VIETGO Global Traders Network vừa xuất hàng cho anh Datta. 

 

 

Còn anh Chua Jun Ming đến từ Công ty Sing Mah Wooden Case Manufacturer - Singapore kể lại, năm ngoái anh đã thật khổ sở khi tìm mua gỗ dán từ Việt Nam. Công ty Sing Mah của anh chuyên sản xuất thùng gỗ để cung cấp cho các công ty đóng gói, vận tải nên nhu cầu về gỗ dán luôn rất lớn. Anh nghe nói Việt Nam có nguồn cung gỗ tốt nên cử nhân viên sang tìm mua. Sau nửa tháng, mất rất nhiều chi phí như tiền máy bay, ăn ở, tiền công cho nhân viên, câu trả lời anh nhận được là "Chẳng tìm được nhà cung cấp nào phù hợp".

Website của Công ty Sing Mah Wooden Case và mặt  hàng chủ lực

 

 

 

Tưởng là nhân viên lười nhác, anh Chua tự mình sang Việt Nam. Sau nhiều ngày miệt mài chăm chỉ, cuối cùng đã tìm được nhà cung cấp ưng ý. Họ đưa ra mức giá rất hợp lý, hàng mẫu đẹp. Hai bên ký hợp đồng, anh đặt cọc rồi trở về Singapore. Sau một thời gian sản xuất, doanh nghiệp bán chuyển hàng lên tàu, anh Chua trả nốt tiền và nhận chứng từ gốc. Hớn hở cầm bộ chứng từ ra cảng nhận hàng, anh Chua ngã ngửa khi mở container, gỗ dán bên trong không hề như cam kết mà xấu hơn rất nhiều.

 

Bên trái là hàng mẫu khách gửi cho anh, bên phải là hàng anh nhận được. "Phàn lõi dường như được ép từ các đầu mẩu thải loại. Chất lượng tệ đến mức tôi không thể làm gì được mà chỉ có vứt đi!", anh Chua kể

 



 

Sau vụ đó, anh Chua mất hết niềm tin vào doanh nghiệp Việt Nam, cho đến khi một người bạn Singapore khuyên anh nên đi tìm VIETGO, anh lại sang lần nữa, đến tận trụ sở VIETGO nhờ giới thiệu nhà cung cấp tốt.

 

 "Mỗi một nhà cung cấp, VIETGO đều có sự hiểu biết sâu sắc, chỉ ra cho tôi cả điểm yếu lẫn điểm mạnh của họ, điều này khiến tôi cảm thấy rất tin tưởng và yên tâm." – anh Chua Jun Ming rất phấn khởi khi gặp gỡ lãnh đạo VIETGO

 

 

VIETGO gửi yêu cầu của anh cho những nhà cung cấp phù hợp trong network và họ viết thư chào hàng cho anh. Sau một thời gian đàm phán anh Chua đã chọn được đối tác phù hợp, có chất lượng đúng như anh cần, giá cả phải chăng và từ đó đến nay anh mua hàng đều đặn từ họ.

 

Hợp đồng anh Chua ký với nhà cung cấp mới do VIETGO giới thiệu

 

 

Chua Jun Ming không phải khách hàng duy nhất từng gặp phải nhà cung cấp lừa đảo. Anh Benjamin, một thương gia đến từ Mangalore, Ấn Độ đã có lúc phải thốt lên rằng sẽ không bao giờ làm việc với đối tác người Việt Nam. Công ty Primeland Builders Private Ltd mà anh làm việc, chuyên nhập gỗ về cung cấp cho các nhà máy, đóng đồ nội thất tại Mangalore - Ấn Độ, năm ngoái ngay lần đầu tiên mua tai Việt Nam đã bị lừa. Công ty Primeland mà Benjamin làm đại diện đã ký hợp đồng nhập vài trăm mét khối gỗ căm xe xẻ hộp từ một công ty Việt Nam tên là T.H tại Đồng Hới, Quảng Bình. Trong hợp đồng ghi rõ chiều dài, chiều rộng, quy cách phẩm chất nhưng sau khi thanh toán xong, nhận bộ chứng gốc và ra cảng nhận hàng thì mới phát hiện toàn bộ các súc gỗ đều có kích thước nhỏ hơn đã ghi trong hợp đồng, còn số lượng thì thiếu tới 55m3.

 

Benjamin cho biết, lô hàng này, công ty của anh phải đền cho người mua tổng số tiền 80.000 USD.

 

 

Benjamin bay sang Việt Nam tìm người bán để khiếu nại nhưng họ đã đi khỏi trụ sở cũ. Bản thân lại không biết tiếng Việt, sau vài ngày lang thang tìm kiếm đối tác trong vô vọng, anh sang Campuchia tìm nguồn cung mới. Tại đây, ông chủ của anh gọi điện bảo hãy trở lại Việt Nam và tìm đến VIETGO...

 

Một chuyên viên tư vấn của VIETGO kể lại: "Buổi sáng hôm Benjamin gọi đến, giọng anh ấy rất buồn, nói là đang ở Campuchia. Anh ấy bảo là ông chủ  của anh ấy yêu cầu liên lạc với chúng tôi. Ben hỏi địa chỉ và hai ngày sau đã có mặt tại Hà Nội, nhờ chúng tôi tìm giúp nhà cung cấp. Chúng tôi thấy rất thông cảm với những gì Ben đã gặp phải nên hỗ trợ nhiệt tình."

 

Sau khi được VIETGO giúp đỡ, Benjamin dần có lại lòng tin với đối tác Việt Nam. Anh mua được vài trăm mét khối căm xe từ 1 nhà cung cấp tốt, giá cả và chất lượng khiến anh vô cùng hài lòng.

 

Benjamin rất phấn khởi với các khối gỗ căm xe xẻ hộp vừa mua được 

 

"Có những lúc lang thang trên đường phố Việt Nam, xa gia đình vợ con, công việc bế tắc, cảm giác cô đơn, vô vọng bao trùm lấy tôi... Tôi đã ước, giá như mình có một người bạn Việt Nam thì tốt biết mấy. Đến khi gặp được VIETGO thì tôi biết đã tìm được người bạn mình cần," Benjamin chia sẻ. 

 

  

 

"Người của VIETGO rất tận tình, dù cho tôi ở thành phố hay tỉnh nào họ cũng chỉ cho tôi nên ăn ở đâu, trọ ở đâu, đi thăm quan ở đâu. Sau khi trở về Ấn Độ cần bất cứ mặt hàng gì tôi đều liên lạc với VIETGO vì họ cực kỳ nhiệt huyết."

 

Benjamin đi tham quan đền Ngọc Sơn - Hồ Hoàn Kiếm (tháng 11/2015)

 

 

 

Dù không gặp khó khăn nhiều như Chua và Benjamin, nhưng nhiều thương nhân khác vẫn thích tìm đến VIETGO khi vừa đặt chân tới Việt Nam. "Đây như một điểm dừng cho chúng tôi khi vừa tới 1 đất nước xa lạ. VIETGO quen thuộc, chân thành và nhiệt tình," ông Woo, một người Mỹ gốc Hàn, giám đốc công ty A... Woo Trading chia sẻ. Qua VIETGO, ông đã mua được rất nhiều mặt hàng ưng ý, gần đây nhất là lô hàng 17.000 cây gỗ bạch đàn mua từ Cty SHT Toàn Cầu, một nhà cung cấp rất năng động trong mạng lưới của VIETGO. Ông cho biết lô gỗ chất lượng tốt khiến người mua của ông hài lòng. Ông còn tin tưởng tới mức viết thư uỷ quyền cho VIETGO làm đại diện thương mại tại Việt Nam để giúp ông nhập một số loại khoáng sản như Ferrosilic (FeSi),  Titandioxit (TiO2) và các loại hàng hóa khác. 

Thư uỷ quyền của ông Woo viết cho chuyên viên tư vấn của VIETGO hồi tháng 11 năm 2015

 

 

Còn đây là ông Keita Shirasaki, một thương gia người Nhật, giám đốc công ty Sum White Taiyoton Ltd Co, rất khó tính và cẩn thận nhưng thích VIETGO vô cùng, đến mức coi các chuyên viên tư vấn VIETGO như những người bạn thân và thậm chí mới đây còn gợi ý VIETGO nên làm một JAPGO tại Nhật. Theo ông Keita, sự hỗ trợ của VIETGO rất có ích cho các nhà buôn nước ngoài khi nhập khẩu từ Việt Nam.

 

"Rào cản lớn nhất giữa thương nhân Nhật Bản với nhà cung cấp Việt Nam chính là ngôn ngữ. Rất ít đối tác Việt nói được tiếng Anh, còn người mua Nhật thì sử dụng tiếng Nhật là chủ yếu. Tiếng Anh của chúng tôi thực sự không tốt nên chúng tôi cần những đối tác biết tiếng Nhật hoặc tiếng Anh phải thật sự tốt. Tiếng Anh của các chuyên viên tư vấn VIETGO rất tốt, không chỉ giao tiếp lưu loát các bạn lại còn am hiểu về từng loại hàng hóa, rành rọt về nghiệp vụ xuất khẩu nên làm việc với các bạn tôi thấy rất thoải mái," ông Keita nói với lãnh đạo VIETGO.

 

 

 

Thương gia Keita Shirasaki cho biết về Nhật ông đã viết thư tới các đồng nghiệp của ông về VIETGO. Từ đó đến nay, không ít khách Nhật tìm đến VIETGO là do ông Keita giới thiệu. 

 

 

 

Phần 2: THƯƠNG NHÂN VIỆT THAN KHÓ KHI XUẤT NHẬP KHẨU VỚI ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI

Tác giả: Châu Anh - Chuyên viên Tư vấn Xuất Nhập Khẩu VIETGO Global Traders Network

 

Trong khi các nhà buôn nước ngoài gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường Việt Nam thì nhà cung cấp trong nước cũng vất vả không kém, bơ vơ, bỡ ngỡ và bị lừa y như vậy. 

Anh S, giám đốc cty SHT kể lại một giao dịch nhập khẩu khiến anh thiệt hại hàng trăm triệu hồi năm kia. Anh đặt mua nhựa LDPE tỷ lệ 98/2 từ đối tác Hàn Quốc, nhưng khi nhận hàng về, mở container ra toàn rác. Ngoài đống nilong bẩn thỉu, người bán còn nhồi nhét thêm rất nhiều dây rợ, nhựa phế thải cho đủ trọng lượng.

 

B/L của lô hàng

 

 

Hàng mẫu nhà cung cấp Hàn Quốc cam kết với anh S

 

 

Hàng thực tế anh S nhận được

 

 

Tiền đã trả, anh S vừa không nhận được hàng như trong hợp đồng lại vừa mất công thuê người vứt rác. Anh S khiếu kiện, người bán bảo để từ từ trừ vào các lô hàng sau, nhưng sau cùng họ bảo anh: "Đi mà kiện!".

Còn anh D, giám đốc Cty HD... có trụ sở tại Thanh Hoá thì suýt chút nữa mất mấy nghìn đô với đối tác Benin - Châu Phi. Họ ký hợp đồng với anh mua hơn 1.500 tấn than, trị giá gần 1 triệu đô la, tuy nhiên yêu cầu anh đóng trước hơn 3.000 đô để nhận được tiền đặt cọc. Anh cũng định đóng vì hợp đồng kia quá lớn và béo bở, nhưng các chuyên viên tư vấn VIETGO kiên quyết ngăn anh lại. Theo VIETGO, có một nguyên tắc mà các nhà cung phải nhớ: "Người bán luôn nhận tiền từ người mua chứ không bao giờ được chuyển cho người mua, trừ khi không làm được hàng và trả lại tiền cọc". Sau thời gian ngắn, cơ quan chức năng đã xác định đối tượng Châu Phi này là lừa đảo.

 

 

 

Dù người mua hay người bán, trong giao thương quốc tế đều có nguy cơ bị lừa như nhau. Vì lẫn lộn trong những thương nhân chân chính là không ít kẻ lừa đảo. Nguy cơ này được giảm thiểu khi có một bên thứ ba thẩm định uy tín và chất lượng. VIETGO với kinh nghiệm 10 năm hoạt động và mạng lưới hơn hai mươi nghìn khách hàng từ khắp nơi trên thế giới có thể giúp cả người mua lẫn người bán thẩm định lẫn nhau, khớp nối giao dịch giữa các thương nhân và nhà sản xuất chân chính.

 

Nhiều vị khách thân thiết mỗi khi đến Việt Nam đều ghé thăm VIETGO, đôi khi chỉ để tặng cho chuyên viên tư vấn thường xuyên tiếp xúc với họ một món quà lưu niệm và thông báo vẫn đang giao dịch tốt với nhà cung mà VIETGO giới thiệu.

Có những khách mua đi mua lại nhiều lần nhưng lần nào cũng muốn VIETGO thẩm định giúp hàng hoá, đi thăm hộ nhà xưởng. Có những khách bẵng đi một thời gian không liên lạc nhưng một ngày đẹp trời lại gọi điên hoặc gửi mail cho  VIETGO nhờ tìm nhà cung cấp mới.

 

Về phía những doanh nghiệp Việt, không ít lần chuyên viên tư vấn VIETGO bị gọi dậy lúc nửa đêm. Đơn giản là vì nhà cung cấp đang giao dịch với khách (do chênh lệch múi giờ), có việc cần tư vấn ngay lập tức để trả lời cho phù hợp. Chuyên viên tư vấn luôn vui vẻ không nề hà hỗ trợ. Nhận được những chuyến viếng thăm, nhưng cú điện thoại như vậy, chúng tôi rất vui mừng và có thêm động lực từng bước trở thành mạng lưới kết nối thương nhân toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt Nam rộng đường vươn ra thế giới, ngày càng giàu có và thịnh vượng./.

 

Xin mời đón đọc các phần tiếp theo về văn hóa kinh doanh và kinh nghiệp giao dịch với đối tác tại 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương  TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ) và các nước trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mà Việt Nam vừa chính thức gia nhập bao gồm Singapore, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillipines. 

Hiện nay nhiều thương gia từ các nước trên thế giới đang nhờ VIETGO Global Traders Network tìm và thẩm định giúp nhà cung cấp cho các mặt hàng sau. Chi tiết xem đường link:

Nhà nhập khẩu Dubai có nhu cầu mua 120.000 chiếc pallet gỗ cho cả năm 2016

Nhà nhập khẩu Canada cần mua 10.000 chiếc pallet gỗ keo để xuất sang Đan Mạch

Cơ hội xuất khẩu 2-4 container than đen mỗi tháng sang Ả Rập Saudi

Nhà nhập khẩu người new Zealand muốn mua 2 container than mùn cưa mỗi tháng

Nhà nhập khẩu Bangladesh cần mua 10 container ớt khô mỗi tháng sau khi mua thử 1 container

Cơ hội xuất khẩu mỗi tháng 1 container chân hương sang Ấn Độ

Cơ hội xuất khẩu 4-5 container than gỗ mỗi tháng sang Kuwait và Lebanon

Nhà nhập khẩu Singapore cần mua 40.000 – 50.000 tấn ngô để xuất sang Pakistan

Cơ hội xuất khẩu 3.000 tấn gạo sang Cộng hòa Công-gô

 

 và còn rất nhiều cơ hội giao thương khác tại http://vietgo.vn/

 

 

 

 

(*) Display original text

Review

comment (0)