ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT KHẨU


Trong Đàm phán Xuất khẩu, có một phương pháp rất quan trọng là “BÓNG ĐI, NGƯỜI PHẢI Ở LẠI”.
Nhật Bản là thị trường luôn hấp dẫn với doanh nghiệp Việt Nam và cũng vì thế, rất nhiều nhà máy mong muốn được tiếp xúc và làm việc với thị trường này. Chắc tại người Nhật có truyền thống văn hoá lâu đời, kinh tế phát triển, không chộp giật mà trung thành làm với 1 số đối tác. Quan trọng nhất, làm việc với khách Nhật thì giá thường cao và ổn định lâu dài, thứ mà các ông chủ nhà máy thích nhất. Tuy nhiên, để đối tác Nhật ký Hợp đồng với mình thì nhà máy cũng mất một thời gian và theo đuổi nhiều tiêu chuẩn họ đề ra. Hôm nay, tôi sẽ kể lại câu chuyện xúc tiến một nhà máy tại tỉnh Phú Thọ để quý vị hình dung được cách VIETGO làm, từ một nhà máy mới xây dựng xong đến khi chốt xong hợp đồng với đối tác Nhật, trong 3 tháng nhé!
Nguyễn Tuấn Việt - Giám đốc công ty TNHH VIETGO
Bài viết được thực hiện từ câu chuyện xúc tiến cho một nhà máy sản xuất và chế biến gỗ tại Phú Thọ.
Đối tác này là một công ty thương mai rất lớn tại Nhật mà VIETGO đã làm việc nhiều năm, họ có quan hệ hợp tác với nhiều công ty trên thế giới, nên đơn hàng rất nhiều. Đơn hàng họ cần lần này là mua 3.000 chiếc pallet mỗi tháng để xuất sang Malaysia, bên đó có nhà máy của môt hãng sản xuất Loa lắp trên ô tô. Vì thế chất lượng của pallet rất được quan tâm. Mặc dù chỉ là sản phẩm để kê hàng, nhưng Loa là sản phẩm điện tử cao cấp có tính đặc thù nên quan trong nhất là pallet phải khô, không bị mốc, không sơ dăm. Loa được đóng kiện và đặt lên đó, nếu pallet mốc hoặc độ ẩm cao thì sẽ ảnh hưởng đến màng rung và các chi tiết điện tử bên trong.
Vì thế, VIETGO nhân được đơn hàng từ ông Tamaoki, một người đại diện công ty Nhật Bản này:
- Kích thước pallet ...
- Độ ẩm 15%, vậy nên nhà cung cấp phải sấy về 11% bằng lò chân không, nhỡ sang nước ngoài nó có hồi ẩm về 15% là vừa.
- Ghép bằng súng bắn đinh và đóng vào container pallet thành phẩm (Tôi nói thế vì nhiều nơi khách chỉ đặt cấu kiện thôi còn về nước mới ghép pallet hoàn chỉnh)
- Mắt chết không quá 2cm, và không được nhiều hơn 1 mắt chết trên 1 thanh, mắt sống thì khách hàng không có ý kiến gì.
Đối với nhà máy E tại Phú Thọ, lần đầu ban giám đốc lên gặp tại văn phòng VIETGO chúng tôi cách đây đã hơn 1 năm. Chúng tôi duy trì liên lạc trong cả quá trình họ xây dựng nhà máy, đến trước khi họ hoàn thiện 2 tháng, họ ký hợp đồng thuê chúng tôi xúc tiến với quan điểm toàn tâm toàn ý nhờ VIETGO. Bản thân tôi cũng thấy ban giám đốc của họ tốt, tư tưởng mới, rất chịu khó thay đổi để phát triển nên tôi dành nhiều chú ý đến họ hơn. Xưởng của họ có quy mô 2,5 ha trong khu công nghiệp lớn của tỉnh, nhà mái tôn khang trang, máy móc đều nhập từ Nhật và Italia như máy xẻ nhiều lưỡi ripsaw, máy ghép thanh, lò sấy có bộ điều khiển từ Italia. Điều đặc biệt, nhà máy này dùng lưỡi cưa có tích hợp luôn lưỡi bào luôn nên khi chạy qua máy xẻ mặt gỗ thành phẩm tương đối mịn làm cho khách xem tương đối ấn tượng. Chi tiết nhỏ tinh tế nhưng gây ấn tượng lớn!
Qua hơn 1 tháng hợp tác nhà máy E đã tiếp đoàn khách Nhật này đến 5 lần, 1 lần đầu họ lên thăm, lần 2 họ đưa sếp họ qua cũng là một người Nhật nữa.
Về việc sang thăm, người Nhật có thòi quen họ sẽ làm việc rất kỹ thời gian ban đầu. Khi chưa đặt hàng họ đã đưa ra một loạt tiêu chuẩn để chuẩn hoá lại nhà máy, chủ yếu là các tiêu chuẩn về ISO. Nhà máy E này chưa có chứng nhận ISO nhưng khách vẫn đồng ý, tuy nhiên họ giúp chuẩn hoá, các văn bản họ gửi cho VIETGO để nhà máy E phải làm gồm có:
- Các phiếu bàn giao hàng hoá giữa các công đoạn.
- Sơ đồ tổ chức của công ty
- Quy trình sản xuất từng sản phẩm: keo xẻ, pallet
- Bảng tự đánh giá máy móc và quy chuẩn
- Sơ đồ phân khu sản xuất (kèm ảnh)
- Xưởng phải kẻ vạch, giăng dây mềm phân khu, có bảng thả từ trần xuống, giá kệ đầy đủ.
Đây cũng là những bước quy chuẩn làm cho nhà xưởng và cách quản lý tốt hơn, về sau khi hoàn thiện các phần này, nếu có tiếp khách mới thì cũng rất tốt. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng sẵn sàng làm việc này. Theo kinh nghiệm của tôi đã từng gặp, nhiều xưởng tiếp khách còn không nhiệt tình ý chứ, đón lần đầu tiên thì rất tử tế, nhưng lần thứ 2, thứ 3 mà chưa mua lại đòi hỏi vài thứ là họ cũng lờ đi rồi. Khách yêu cầu làm mẫu thì nay hẹn, mai lại hẹn lại, sai hẹn tùm lum chán lắm. Nhà máy E này thì tương đối ổn, họ làm mẫu 2 lần khách mới ưng, khi khách yêu cầu quy chuẩn các mục ở trên, thì hai lãnh đạo của họ cũng phải trực tiếp ngồi bù đầu trên máy tính tự làm mất 3-4 ngày mới xong, chạy đi mua dây mềm và cọc, đặt biển bảng phân khu, kẻ vẽ vạch sơn... Nói chung cũng vất vả đúng 1 tuần. Toàn bộ quá trình tiếp khách đến nay cũng gần 2 tháng mà hợp đồng mới chuẩn bị được ký.
Nhưng mặt khác, với đối tác Nhật này, họ cũng đã 5 lần đến nhà máy làm việc, trong đó 1 người Nhật ở đây còn 2 người khác phải bay đi bay về để giúp nhà máy hoàn thiện các phần khác trước khi đặt hàng. Chị phí và công sức họ bỏ ra cũng không hề ít, nếu gặp phải nhà máy nản giữa trừng ko còn nhiệt tình nữa thì họ cũng công toi.
Đối tác Nhật họ rất trung thành, cũng vì họ kỹ càng như vậy nên họ ngại phải bắt đầu với một đối tác mới, họ muốn quy chuẩn 1 lần rồi sẽ đặt đơn hàng dài hạn. Thông thường đơn hàng cứ liên tiếp như vậy trong vài năm, nếu mọi việc không có đột biến thì việc rất đều mà giá lại cao.
Tôi sẽ tiếp tục cập nhật câu chuyện với quý vị khi có diễn biến mới hơn!
***
17/1/2017
Đến hôm nay tôi mới có thời gian để cập nhật cho quý vị về đơn hàng này, xin lỗi vì chậm trễ.
Hợp đồng của nhà máy E với đối tác Nhật bản này đã được ký kết từ 14/12/2016 rồi, nhà máy cũng đang trong quá trình sản xuất để giao hàng sau tết âm lịch.
Hôm qua 16/1 tôi có buổi làm việc với ông Tamaoki tại Nhà Máy E, người phụ trách giao dịch đơn hàng nay, ông bay sang để xem về tiến độ sản xuất và bàn bạc về dự định tương lại sau khi lô hàng 2 cont này được giao.
Ông rất cẩn trọng nói về những nhu cầu của người mua và nhà máy hãy cố gắng để hoàn thành thật tốt 2 việc là chất lượng và giá cả. Người Nhật rất coi trọng sự hợp tác lâu dài, đơn hàng sẽ được đẩy từ 2 cont 20 feet thử lên 5 cont 40 feet mua thường xuyên mỗi tháng, họ cũng đã có những giao dịch với người mua của họ tại Osaka và Tokyo nên họ cần nhà máy hãy nghĩ đến chuyện lâu dài. Luôn luôn làm với tinh thần cao nhất để giữ cho chất lượng tốt, luôn tìm cách giảm thiểu chi phí hay nguyên liệu đầu vào để giữ giá ổn định. Người mua thì muốn mua rẻ, người bán thì cũng muốn bán đắt để có lợi nhuận cao, nếu không biết dung hòa lợi ích hai bên để giữ cho mối hợp tác lâu dài thì cả hai bên đều không có lợi.
Từ bên trái sang: Ông Thắng - giám đốc nhà máy, Ông Tamaoki, tôi và cô nhân viên VIETGO
Buổi gặp diễn ra trong khoảng 1,5 tiếng trong tinh thần hợp tác vui vẻ. Cuối buổi chúng tôi đi ăn cơm gà do nhà máy mời và trở lại Hà Nội lúc 4h chiều.
ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT KHẨU
Trong Đàm phán Xuất khẩu, có một phương pháp rất quan trọng là “BÓNG ĐI, NGƯỜI PHẢI Ở LẠI”.
HIỂU VỀ SẢN PHẨM QUAN TRỌNG THẾ NÀO TRONG XUẤT KHẨU?
NIỀM TIN của khách hàng - hiểu biết về SẢN PHẨM quan trọng hơn HÌNH ẢNH - ĐÀM PHÁN trong XUẤT KHẨU
KHI XUẤT KHẨU NÊN BÁN FOB HAY CIF
Những lợi ích của giá CIF trong Xuất khẩu
5 NGUYÊN TẮC TRONG XUẤT KHẨU GỖ
Nguyên tắc trong Xuất khẩu GỖ để tối ưu hóa lợi nhuận
7 BƯỚC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
Chu trình xuất khẩu nông sản thực chiến cho người mới bắt đầu làm xuất khẩu
gamediff