ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT KHẨU


Trong Đàm phán Xuất khẩu, có một phương pháp rất quan trọng là “BÓNG ĐI, NGƯỜI PHẢI Ở LẠI”.
Mọi người thường hay nói đến chuyện mượn nhà xưởng, đánh bóng, sắp xếp nọ kia…để khi khách hàng nước ngoài sang thăm nhà xưởng họ thấy được sự chuyên nghiệp của mình để tin tưởng đặt hàng. Điều đó cũng là tâm lý dễ hiểu cũng như hoàn toàn đúng trong môi trường kinh doanh, thương mại. Hôm nay, VIETGO chia sẻ thêm với các anh/chị và quý Doanh nghiệp câu chuyện về cái Duyên của 1 giao dịch xuất khẩu mà cũng khó giải thích lý do. 2 từ ngắn gọn để miêu tả có thể là “chân thật” Câu chuyện 1: Tháng 1 năm 2015, Một doanh nghiệp sản xuất Viên nén mùn cưa mới đầu tư nhà xưởng tham gia thành viên của VIETGO. Khi ấy máy móc mới được mang về và đang trong quá trình sản xuất thử nghiệm. Một khách hàng Hàn Quốc sau khi đã đi thăm 1 nhà cung cấp đang sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc rồi rất ưng nhà máy đó nhưng do còn hơn 1 ngày nữa mới bay về nước nên có nhờ VIETGO dẫn đi thăm 1 nhà máy viên nén mùn cưa nào gần Hà Nội để họ đến thăm thôi.
VIETGO liên hệ và dẫn đến nhà máy mới này, do cũng biết khách đã ưng nhà máy đã xuất đi Hàn Quốc kia và nhà máy mới cũng chưa có hàng ngay vì đang lắp đặt nên chuyến đi chỉ là chiều khách thì dẫn khách đi thăm. Cũng không chuẩn bị gì. Đến nơi anh Giám Đốc (Cũng rất trẻ chỉ hơn 30) đang lăn lê bò toài dưới gầm máy để lắp lắp và chạy thử. Khách cứ xem và ngắm nghía. Sau khi xong xuôi anh Giám đốc mới ra bắt chuyện và trò chuyện về các lỗi kỹ thuật của máy dẫn đến chưa cho ra sản phẩm ưng í. Thấy khách hàng rất hào hứng đi thăm kỹ lương.
Sau đó khi về nước khách có email lại và nói muốn mua bao tiêu cả năm 2015 cho nhà máy mới, VIETGO cũng có giải thích họ chưa từng xuất khẩu, sản phẩm của họ cũng chưa ra để test mẫu được. Nhưng câu trả lời của khách rất bất ngờ. Khách hàng nói rằng “Khi tôi đến thăm nhà xưởng và thấy anh Giám Đốc nhà máy mặc áo phông, quần sooc đang nằm lăn dưới sàn sửa máy móc. Anh ta hiểu phải điều chỉnh máy móc ra làm sao và có thể tự mình khắc phục điều ấy. Tôi cảm thấy rất tin tưởng. Vì anh ta không giống những vị Giám đốc mặc đồ vest ra bắt tay và chỉ trỏ cho tôi xem. Tôi tin dù giờ anh ta chưa có sản phẩm ngay nhưng tương lai sản phẩm của anh ta chắc chắn tốt.
Câu chuyện 2: Tháng 5 năm 2016 lại là 1 vị khách hàng Hàn Quốc cần mua sản phẩm than gỗ. Ông là 1 doanh nhân thành đạt và có tuổi nhưng rất chịu khó không quản ngại quãng đường xa xôi hơn 200km lên tận Hà Giang thăm nhà xưởng. Lại cũng là 1 nhà máy chưa xuất khẩu bao giờ. Và lại câu chuyện về người Giám đốc người đứng đầu của 1 Công ty, nhà máy. Chị Mai vốn là 1 Giao viên vùng núi chân chất, thật thà. Biết khách hàng từ xa đến và quãng đường đi khá xa từ Hà Nội nên cứ nhất định đòi trả tiền taxi đưa đón đến, nhiệt tình dẫn khách đi thăm xưởng, thăm rừng gỗ và thịt 1 con lợn mán dùng chính than của mình nướng BBQ mời khách và toàn bộ anh em công nhân ăn trưa hôm đó. Một không khí thật đầm ấm và than thiết. Khách hàng cũng ko ngần ngại dậy cho chị M rất nhiều các kỹ thuật chuyên môn để cho ra được sản phẩm tốt hơn. Sau chuyến thăm khách ký hợp đồng dài hạn và trở thành khách hàng thân thuộc của Công ty.
Thế mới nói trong giao dịch kinh doanh có rất nhiều các yếu tố tạo nên thành công mà chính người thành công mới hiểu còn những người thất bại hay chưa thành công cũng chỉ đơn gian quy kết cho là “MAY MẮN”
ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ TRONG XUẤT KHẨU
Trong Đàm phán Xuất khẩu, có một phương pháp rất quan trọng là “BÓNG ĐI, NGƯỜI PHẢI Ở LẠI”.
HIỂU VỀ SẢN PHẨM QUAN TRỌNG THẾ NÀO TRONG XUẤT KHẨU?
NIỀM TIN của khách hàng - hiểu biết về SẢN PHẨM quan trọng hơn HÌNH ẢNH - ĐÀM PHÁN trong XUẤT KHẨU
KHI XUẤT KHẨU NÊN BÁN FOB HAY CIF
Những lợi ích của giá CIF trong Xuất khẩu
5 NGUYÊN TẮC TRONG XUẤT KHẨU GỖ
Nguyên tắc trong Xuất khẩu GỖ để tối ưu hóa lợi nhuận
7 BƯỚC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN
Chu trình xuất khẩu nông sản thực chiến cho người mới bắt đầu làm xuất khẩu
gamediff