Về Chúng Tôi


1. ĐÔI NÉT VỀ VIETGO
Xuất khẩu thịt lợn qua đường tiểu ngạch có thể gặp khó khăn nhưng nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại các thị trường ngoài Việt Nam vẫn là rất lớn. Một số doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc đang tìm đến Việt Nam qua con đường chính ngạch với những đơn hàng nghìn tấn bao tiêu cả năm thông qua các công ty chuyên tư vấn xuất khẩu.
Về yêu cầu của đơn hàng, ông Việt chia sẻ, “Doanh nghiệp Hàn Quốc đang có nhu cầu nhập 500 tấn thịt ba chỉ/tháng, 1.350 tấn chân trước/tháng và 1.350 tấn chân sau/tháng trong vòng một năm. Chi tiết sản phẩm, thịt bụng cần đạt trọng lượng từ 4.7 - 5.2 kg/miếng với độ dày tối thiểu 4cm, kích cỡ 25 x 46 cm. Sản phẩm được đóng gói theo quy chuẩn 4 miếng thịt ba chỉ/thùng carton (có lớp ngăn cách). Ngoài ra, sản phẩm cần có chứng chỉ SGS (hoặc chứng chỉ khác tương đương).”
“Lý tưởng nhất là có thể thu mua từ 1 nhà cung cấp, nhưng nếu không đủ thì có thể gom từ 2 – 3 nhà cung cấp, miễn sao mỗi nhà cung cấp đáp ứng được đủ một phần ba đơn hàng. Còn về chứng chỉ SGS (phân tích mẫu thịt về lượng mỡ, lượng nạc và dư lượng kháng sinh,...), các nhà cung cấp có thể tham khảo tại Sở Công Thương các tỉnh hoặc mang mẫu thử nghiệm lên Hà Nội để giám định. Việc lấy giấy chứng nhận SGS chỉ mất khoảng từ 5 – 6 ngày.”, ông Việt cho biết thêm.
Đặc biệt, các chi phí xúc tiến thương mại cho các đơn hàng giải cứu thịt lợn trong thời gian này đều được Công ty VIETGO miễn phí hoàn toàn cho các đơn vị cung cấp. Và ông Việt cũng cam kết, sẽ cố gắng mang về nhiều đơn hàng giải cứu thịt lợn hơn cho bà con nông dân, với số lượng khoảng 5 – 7 đơn/tháng.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm xuất khẩu, ông Việt nhận định, "Thị trường Trung Quốc là thị trường cực lớn với sức tiêu thụ khoảng 51 – 57 triệu tấn thịt lợn mỗi năm. Về cơ bản, Trung Quốc cũng đang thiếu hụt về nguồn cung, do hiện nay Trung Quốc đang tái cấu trúc đàn lợn, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ sang mô hình trang trại. Trong khi đó, việc tái cấu trúc này cần một khoảng thời gian, nên hiện tại thịt lợn tại Trung Quốc đang thiếu hụt ở khoảng 9%, tương đương với 5 triệu tấn/năm. Nên chỉ cần cung cấp một phần trong lượng thiếu hụt ấy đã đủ giải cứu thịt lợn dư thừa hiện nay.”
"Thế nhưng từ trước đến nay, các tiểu thương Việt Nam mới chỉ quen với việc xuất khẩu lợn qua đường tiểu ngạch. Chúng ta chủ yếu chỉ cung cấp lợn sang một số vùng ven biên giới giữa 2 nước, mà chưa có những đơn hàng cung cấp thẳng trực tiếp vào thị trường nội địa.", ông Việt nói.
Đánh giá về lợi thế của Việt Nam so với các nước khác, ông Việt nhận định "Thị trường Trung Quốc là thị trường dễ tính và rất dễ thâm nhập vì yêu cầu không quá cao như Nhật Bản hay một số nước Châu Âu. Nếu so với Brazil thì thịt lợn của chúng ta chưa bằng nhưng và Việt Nam lại có lợi thế về mặt địa lý, vì thế giá của chúng ta rất cạnh tranh."
"Tuy có nhiều lợi thế, nhưng muốn giải cứu được tình trạng dư thừa lợn hiện nay vẫn buộc phải đa dạng hóa thị trường, nhất là những thị trường dễ tính trong khu vực. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để không chỉ xuất khẩu thịt lợn mà các mặt hàng khác đều có thể đi qua đường chính ngạch.", ông Việt khẳng định.
Ngoài ra, cần có một hệ thống thông tin chuẩn xác để kết nối giữa nhà cung cấp với các nhà thu mua đến từ nhiều nước trên thế giới. Dần dần, tạo thành một hệ thống giao thương với nhiều nhà cung cấp đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ các nước lân cận.
(Theo Thế Hưng báo dantri.com.vn)
Về Chúng Tôi
1. ĐÔI NÉT VỀ VIETGO
Kinh tế & Dự báo: "CEO VIETGO: Nhìn thấu bản chất cước tàu tăng sẽ lạc quan về nền kinh tế Việt”
Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty TNHH VIETGO nhận định, giá cước tàu tăng là một thực tế, nhưng nếu hiểu bản chất cung - cầu hàng hóa quốc tế và đặt trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đang tăng mạnh sẽ thấy những tín hiệu lạc quan về nền kinh tế Việt Nam.
Báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân: "Giám đốc Công ty TNHH VIETGO thuộc Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Tuấn Việt kiến nghị một số vấn đề với Quốc hội, Chính phủ về chính sách, pháp luật nhằm tăng tốc việc tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới"
Chiều 5.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại đã tổ chức khảo sát tác động của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên tới các doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới việc triển khai các FTA giai đoạn 2019 – 2021.
Trang tin 24 giờ: Danh tính người giúp doanh nghiệp Việt xuất khẩu gần 20 năm qua
Vị doanh nhân trẻ đã âm thầm đưa các mặt hàng Việt đến với phần còn lại của thế giới. Xúc tiến xuất khẩu cho hơn 1.000 doanh nghiệp Việt
CƠ HỘI GIAO THƯƠNG VIETGO ĐẠT MỐC 20 NGHÌN
Website Xúc tiến xuất khẩu http://vietgo.vn/sau nhiều lần chỉnh sửa, thì phiên bản hiện tại được lấy dữ liệu từ tháng 4 năm 2011. Vậy là với 8 năm rưỡi, số Cơ hội giao thương các mặt hàng đi các thị trường được up lên website đạt mốc 20 nghìn CHGT. Thông thường mỗi 1 CHGT từ VIETGO là 1 khách hàng. Vậy thì, số lượng khách này nếu tập trung thì sẽ bao phủ 1 nửa sân vận động Mỹ Đình (Sức chứa 40 nghìn) hoặc gần đầy sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội (Sứa chứa 22 nghìn). Mỗi 1 năm VIETGO đạt gần 2,5 nghìn khách hàng mới giao dịch nhập khẩu tất cả các mặt hàng ở Việt Nam. Với 1 đơn vị xúc tiến xuất khẩu, thời gian chính là minh chứng cho bề dầy của kinh nghiệm và lượng khách hàng tích góp lại. Mỗi 1 cột mốc là cả sự nỗ lực của đội ngũ VIETGO, nhằm mang về cho đất nước Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nguồn khách hàng dồi dào. Đa dạng về mặt hàng và thị trường. Nhân 1 cột mốc đặc biệt, VIETGO xin được chia vui cùng các khách hàng đã đang và sẽ lựa chọn VIETGO là đơn vị đồng hàng trên con đường Xuất khẩu đầy khởi sắc.