3 TUẦN CHỐT 4 ĐƠN KHẨU TRANG VẢI
Chỉ cách đây vài tuần, những thông tin kiểu: người nước ngoài không có văn hóa đeo khẩu trang, hay họ kỳ thị những người đeo khẩu trang, nhan nhản trên internet, trên báo, đài. Nhưng có vẻ đến thời điểm hiện tại, gió đã đổi chiều. Vị khách siêu VIP Kito ██████████ đã và đang cho thấy, văn hóa “bịt mặt” của Ninja Lead Việt Nam đang lan tỏa ở đất nước mặt trời mọc.
Trước đại dịch Corona và với đặc điểm không ưa hàng hóa “made in china”, ông Kito lựa chọn các sản phẩm khẩu trang y tế của Việt Nam. Tuy nhiên, ý định của ông đã thất bại do lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang y tế của chính phủ nước sở tại. Dù vậy, trở ngại này chẳng cản nổi thương nhân thức thời. Ngay từ thời điểm nhiều người tỏ ra hoài nghi, ông đã nhìn ngay ra tiềm năng của khẩu trang vải. Ông quyết định nhờ VIETGO tìm kiếm và sàng lọc các nhà cung cấp cho mình.
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp loay hoay do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, chị Duyên, giám đốc công ty Nông Dược Hữu Cơ Việt Nam hiểu rằng, thời của khẩu trang vải đã đến. Chị tìm đến VIETGO để theo đuổi ý tưởng của mình. Bằng sự nhạy bén với thời cuộc, nhanh chóng nắm bắt cơ hội cộng thêm một chút may mắn, chị Duyên đã tạo ra kết quả vô tiền khoáng hậu trong chưa đầy1 tháng tư vấn mẫu của mình. Tính một cách chính xác, giám đốc Nông Dược hữu cơ chỉ dành 1 tuần đầu tiên để khởi động. 2 tuần tiếp theo của tháng 3 chị dành để chốt liên tiếp 4 đơn khẩu trang cho 1 khách hàng. Đó chính là ông Kito. Và đó cũng chính là cách mà người Nhật làm việc.
Hình ảnh nhãn mác bao bì sản phẩm khẩu trang được thiết kế cho đơn hàng lần này
Khi ông Kito tin tưởng vào đối tác của mình, niềm tin ấy sẽ được gìn giữ theo thời gian bất chấp giá cước vận chuyển xuyên quốc gia tăng phi mã. Thậm chí, khi chưa nhận được đơn hàng thứ nhất, ông Kito không ngại xuống tiền thanh toán số tiền còn lại và đặt cọc lô hàng thứ 2. Tới khi Lô hàng thứ nhất về đến cửa nhà mình. Ông rất vui mừng vì mình đã đặt niềm tin đúng chỗ. Ông chia sẻ với VIETGO rằng, các sản phẩm của chị Duyên được bày bán trong các hiệu thuốc ở đất nước Mặt trời mọc và là một sản phẩm đươc các đối tác của ông đánh giá cao.
Ông thanh toán luôn tiền hàng lô thứ 2 đang sản xuất và đặt cọc cho lô hàng thứ 3 với số lượng gấp đôi lô hàng 1 và 2. Không chỉ sòng phẳng và văn minh trong giao dịch, ông Kito còn là một người rất lịch sự, hiểu chuyện và biết cảm thông. Khi lô hàng thứ 3 còn chưa vào chuyền, ông hối thúc nhà cung cấp cân đối lại giá sản phẩm do biết rằng thị trường vải mỗi ngày một khác do cầu nhiều hơn cung. Ông muốn đặt tiền cọc lần thứ 4 để “giữ chân” nhà sản xuất. Ông Kito không muốn Nông Dược Hữu Cơ vì bận tìm kiếm khách hàng mới mà lơ là chất lượng sản phẩm của mình.
Hình ảnh giấy chuyển tiền cọc ba lần liên tiếp cho nhà cung cấp từ vị khách hàng
Về phần mình chị Duyên khá yên tâm với kế hoạch sản xuất dài hơi cho khách hàng Nhật Bản. Đó là phần thưởng xứng đáng cho người phụ nữ nhạy bén và luôn coi trọng chữ tín trong kinh doanh. Phải nói thêm rằng, để chiếm trọn niềm tin của ông Kito, chị Duyên và các công nhân của mình đã phải làm việc 200% công suất. Lô hàng đầu tiên khách chỉ cho nhà cung cấp 3 ngày hoàn thiện đơn hàng, 4 ngày làm thủ tục hải quan 2 đầu Nhật – Việt và chuyển hàng sang tận cửa nhà mình. Không chỉ đau đầu với bài toán chạy tiến độ, việc tìm kiếm phương án vận chuyển nhanh, gọn cũng là một thử thách không hề dễ dàng đối với chị.
Hình ảnh tại xưởng sản xuất của nhà cung cấp
Và quả đúng là, “cứ đi rồi sẽ đến, cứ gõ rồi cửa sẽ mở”, chị Duyên gần như đã mở được cánh cửa khá thênh thang cho tương lai của những chiếc khẩu trang vải. Khẩu trang vải Made in Vietnam giờ đã có chỗ đứng ở thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường khó tính. Đã đến lúc, chị Duyên có thể mỉm cười về sự mạnh dạn và nhạy bén của mình trong kinh doanh.