KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU GỖ LẦN ĐẦU THÀNH CÔNG

SUCCESSFUL FIRST WOOD EXPORT EXPERIENCE

16/11/2020 05:16

Lượt xem4161 View

Translate

KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU GỖ LẦN ĐẦU THÀNH CÔNG

KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU GỖ LẦN ĐẦU THÀNH CÔNG


Gỗ là một trong những mặt hàng chính của Việt Nam đã và đang xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 5,04 tỉ USD, tăng 3,6% so với cùng kì năm trước.

Trong đó, sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 3,61 tỉ USD, chiếm 71,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này và tăng 4,7%.

Tính trong tháng 6, kim ngạch xuất khẩu khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 946,9 triệu USD tăng 15,6% cùng kì.

Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ nhóm hàng này của Việt Nam đạt 2,6 tỉ USD chiếm gần 52% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước và tăng 15% cùng kì.

Top 5 thị trường đang nhập khẩu gỗ từ Việt Nam nhiều nhất 6 tháng năm 2020: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh.

Để thuận tiện cho các doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, VIETGO xin chia sẻ một số kinh nghiệm thực tế khi xuất khẩu mặt hàng này.

Việt Nam là nước có tài nguyên rừng khá phong phú, vì vậy mà lượng gỗ hàng năm cũng đạt lượng rất lớn với nhiều loại khác nhau. Vì đây là tài nguyên của quốc gia, nên gỗ xuất khẩu sẽ phải chịu thuế 25% cho bất kỳ loại gỗ nào.

Đầu tiên, về việc chuẩn bị sản phẩm cho khách hàng, nhà cung cần đọc chi tiết mô tả của sản phẩm, về kích thước cũng như các yêu cầu kĩ thuật khác như mối mọt, hoặc độ ẩm. Độ ẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với những đơn vị lần đầu xuất. Vì hàng đi đường biển đóng container nên rất dễ xảy ra ẩm mốc nếu không được sấy đủ yêu cầu và đóng gói cẩn thận. Đối với các đơn vị vừa và nhỏ, để chắc chắn gỗ đạt đủ độ ẩm theo yêu cầu của khách, các đơn vị này nên thuê một xưởng lớn, chuyên nghiệp để sấy hàng đảm bảo hơn.

Sau khi đã hoàn thành xong tất cả các công đoạn, nhà cung nên chụp lại vài bức ảnh gửi cho khách để chứng minh sản phẩm của mình đạt đủ kích thước và độ ẩm.

 





Hình ảnh gỗ được đo độ ẩm sau khi hoàn thành

 

 

Hình ảnh gỗ được xếp thành từng kiện


Những hình ảnh này sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn về sản phẩm của mình đã được hoàn thiên.

Thứ hai, về thanh toán, thông thường đối với lô hàng đầu tiên, khách hàng thường yêu cầu thanh toán qua LC. Đây là hình thức thanh toán an toàn nhất cho cả hai bên, nhất là trong lúc dịch covid, khách hàng không thể sang Việt Nam để thăm nhà xưởng được.

 


 

Hình ảnh một phần LC


Đối với thanh toán LC, quy trình thanh toán khá chặt chẽ, nhà cung phải đảm bảo chuẩn bị một số giáy tờ bắt buộc sau : commercial invoice, packing list, vận đơn gốc, CO (chứng nhận nguồn gốc), chứng nhận hun trùng, kiểm dịch thực vật, giấy chứng nhận đảm bảo hàng hóa đạt đủ chất lượng như yêu cầu của hợp đồng. Đây là những giấy tờ thiết yếu cho LC hàng gỗ. Một điều quan trọng nữa, người bán cần chú ý thời gian hết hạn của LC để cân đối thời gian giao hàng sao cho đúng hạn.

Thứ ba, khi hàng hóa lên cont, người bán nên đặt lịch tàu trước ít nhất 1 tuần trước khi hoàn thành sản phẩm, vì lịch tàu cố định, không linh hoạt, nên cần đặt lịch trước. Khi hàng lên cont, người bán cần lưu ý một số những điểm sau: chụp ảnh lại toàn bộ sản phẩm với 3 quá trình: trước, trong và sau khi hàng lên cont để gửi cho khách. Khi chuẩn bị đóng cont, người bán cần chụp một cửa đóng một cửa mở để đảm bảo đủ số lượng hàng hóa lên cont cho khách và chụp số chì.

 



Hình ảnh hàng được xếp vào cont


Để đảm bảo hàng hóa không bị ẩm mốc trong quá trình vận chuyển, người bán nên đề xuất có thêm một số túi hút ẩm treo trong cont, và bọc hàng cẩn thận.

 



Hình ảnh sản phẩm được đóng gói cẩn thận trước khi lên cont

Trên đây là những gợi ý được đúc kết từ kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu nhiều năm của Vietgo , hi vọng sẽ giúp ích cho quý doanh nghiệp có được buổi gặp mặt thành công tốt đẹp với khách ngoại!

(*) Display original text

Review

comment (2)

Nguyễn Hữu Đức
Thanks for sharing Translate
gamediff
A good point of view Translate