CHÚC MỪNG CÁC NHÀ CUNG CẤP DỆT MAY VIỆT NAM ĐÃ CÓ BUỔI LÀM VIỆC THÀNH CÔNG VỚI ĐẠI DIỆN CHUỖI 160 SIÊU THỊ TỪ BRAZIL
“Do cuộc chiến tranh giữa Nga & Ukraine nên tình hình kinh tế thế giới nói chung đang bị ảnh hưởng, khủng hoảng lương thực, năng lượng, xăng dầu, khí đốt, lạm phát… Tôi biết các đơn hàng dệt may từ các khách hàng Châu Âu & Mỹ đang bị chững lại, tuy nhiên nói thực là ở Brazil chúng tôi không bị ảnh hưởng nhiều. Brazil có thể tự chủ 80% sản lượng dầu & thị trường hàng may mặc ở đây vẫn rất lớn và dồi dào. Khách hàng của công ty tôi ở Brazil điều hành chuỗi 160 siêu thị phân bố rộng khắp đất nước.”
Ông Felipe ██████████ là Đại diện Mua hàng của Công ty ██████████ chia sẻ cùng VIETGO.
Công ty ██████████ là một công ty thương mại lớn đã thành lập & hoạt động được 15 năm ở thị trường Brazil. Công ty chuyên cung cấp rất nhiều chủng loại hàng hóa cho chuỗi 160 siêu thị ở Brazil như hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, hàng trang trí decor sử dụng trong gia đình… Khoảng 4 năm trở lại đây, công ty bắt đầu cung cấp thêm các sản phẩm may mặc cho chuỗi siêu thị.
Công ty ██████████ có trụ sở chính tại Brazil & chi nhánh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kì. Công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng gia dụng từ Trung Quốc; nhập khẩu mặt hàng áo len từ Bangladesh; nhập khẩu hàng nghìn tấm thảm (rug, carpet)/tháng từ Ai Cập... Do Ai Cập & Brazil có Hiệp ước thương mại tự do nên sản phẩm thảm từ Ai Cập được ưu đãi giảm 40% thuế nhập khẩu khi vào Brazil so với các quốc gia khác.
Ông Felipe chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên Công ty ██████████ tiến hành nhập khẩu từ thị trường Việt Nam. Các mặt hàng chúng tôi cần mua là quần áo công sở cho cả nam & nữ như sơ mi, quần âu, áo vest, áo blazer, chân váy, đồ lót, quần áo thể thao như bộ đồ tập yoga, áo khoác thể thao ngoài trời…Chúng tôi dự định đặt hàng vào tháng 2 hoặc tháng 3-2023 & giao hàng vào tháng 9-2023.”
Chi tiết các đơn hàng của ông Felipe Quý Nhà cung cấp vui lòng tham khảo tại đây:
Đơn sơ mi: LINK
Đơn blazer: LINK
Đơn quần âu: LINK
Đơn chân váy: LINK
Đơn đồ lót: LINK
Ông Felipe cho hay theo khảo sát thì các mặt hàng may mặc nói trên từ Việt Nam hiện đang có giá tốt hơn so với hàng Trung Quốc hay Bangladesh. Tay nghề cũng như trình độ may của các nhà sản xuất tại Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn.
Đối tượng khách hàng mục tiêu công ty ██████████ hướng tới là nhân viên văn phòng, tầng lớp tiêu dùng bình dân ở Brazil nên yêu cầu chất lượng hàng hóa ở mức vừa phải & giá vừa túi tiền.
Trong buổi làm việc, ông Felipe trao đổi rõ ràng về yêu cầu của các đơn hàng: với mỗi sản phẩm, dự định nhập khẩu lần đầu ít nhất 2,500 chiếc/style hoặc màu. Chỉ tính riêng Bộ sưu tập quần áo công sở, tổng số sản phẩm ước tính lên đến hơn 90,000 chiếc. Chưa kể đến các Bộ sưu tập còn lại.
Ông cũng nói rõ yêu cầu đóng gói là đóng gói 16 – 20 chiếc/thùng carton. Từng sản phẩm cần có đầy đủ các loại nhãn mác & cần phải có RFID tag tức thẻ RFID. Đây là một loại nhãn thông minh có tác dụng chống mất trộm, có thể thay thế công nghệ mã vạch do có khả năng xác định nguồn gốc sản phẩm và thống kê chính xác số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các hệ thống bán lẻ, cửa hàng thời trang hay siêu thị. Ông Felipe có thể gửi thẻ RFID từ Trung Quốc về Việt Nam cho các Nhà cung cấp nếu cần.
Về phương thức thanh toán, công ty ██████████ có thể thanh toán bằng cả T/T (có đặt cọc trước & phần còn lại khi có Bộ chứng từ bản sao) và L/C at sight (Trả tiền ngay) cho các Nhà cung cấp Việt Nam. Đây cũng là điểm ông thấy thích thú với thị trường Việt Nam vì theo ông chia sẻ, các Nhà cung cấp Trung Quốc thường chỉ yêu cầu phương thức T/T, còn các Nhà cung cấp Bangladesh lại thường yêu cầu chỉ phương thức L/C.
Qua trao đổi với các Nhà cung cấp Việt Nam, ông Felipe tỏ ra là người lịch sự, thân thiện. Bản thân ông đã có 10 năm làm việc trong ngành may mặc nên vô cùng am hiểu & giàu kinh nghiệm. Sự chỉn chu & chuyên nghiệp được thể hiện qua cách ông chăm chú kiểm tra, lật mở từng chi tiết, đường kim mũi chỉ trên các sản phẩm mẫu do các Nhà cung cấp của VIETGO mang đến.
Ông Felipe hỏi rõ các thông tin của từng Nhà cung cấp & ghi chép cẩn thận trong cuốn sổ riêng, còn chuẩn bị sẵn các tờ giấy dán ghi chú (sticky notes) có ghi tên từng Nhà cung cấp để đính vào hàng mẫu mang về Brazil nhằm mục đích không bị nhầm lẫn giữa các Nhà cung cấp.
Bên cạnh dòng hàng thời trang thông thường, ông Felipe cũng muốn hợp tác với các Nhà cung cấp Việt Nam để cung cấp hàng dệt may (quần áo, mũ, phụ kiện...) cho Disney – Tập đoàn giải trí nổi tiếng từ Mỹ. Do công ty ông là đại diện được ủy quyền của Disney tại thị trường Brazil nên được phép sản xuất & phân phối các sản phẩm dưới thương hiệu Disney. Ông Felipe khẳng định đây cũng là một cơ hội rất lớn do số lượng hàng hóa Disney yêu cầu là rất “khủng”. Bên cạnh đó, để có thể là nhà sản xuất cho Disney, nhà máy cần có một số chứng nhận như BSCI, WRAP... do Disney yêu cầu.
Do đặc thù công việc nên ông Felipe hay di chuyển nhiều, cá nhân ông cũng yêu thích đi du lịch các vùng đất mới & khám phá ẩm thực của quốc gia đó. Trước khi sang Việt Nam, ông đã ở Ấn Độ & Bangladesh nhiều lần. Lần đầu tiên đến Việt Nam, ông đến thành phố Hồ Chí Minh trước khi ra Hà Nội. Cảm nhận cá nhân của ông là dường như các Nhà cung cấp miền Bắc có vẻ cởi mở, thân thiện & dễ tiếp cận, dễ làm việc hơn các Nhà cung cấp miền Nam.
Ông Felipe không ngần ngại thử nghiệm tất cả các món ăn đường phố truyền thống của Việt Nam như phở bò, phở gà, bún chả, miến ngan, cháo vịt... với sự tò mò & thích thú. Ông cảm thấy an toàn khi di chuyển & đi lại ở Việt Nam hơn cả Brazil, chứng tỏ mức độ an ninh tốt.
Kết thúc một ngày làm việc hiệu quả khi được gặp gỡ gần chục Nhà cung cấp từ sáng sớm cho đến khi đường phố đã lên đèn, ông Felipe hài hước chia sẻ chắc ông sẽ phải mua thêm một chiếc vali khác mới đựng được đủ số hàng mẫu & một số quà tặng khác của các Nhà cung cấp Việt Nam.
Đồng thời, ông Felipe cũng không quên gửi lời cám ơn chân thành tới VIETGO: “Tôi rất may mắn khi biết đến VIETGO. Thời gian tới ngoài các sản phẩm may mặc ra công ty chúng tôi còn dự định nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng khác từ Việt Nam. Rất mong VIETGO sẽ tiếp tục hỗ trợ chúng tôi!”