SẢN PHẨM

     

     

    1/ Gỗ ván ép Việt Nam: Tiềm năng phát triển lớn

    Trong 5 năm trở lại đây, xuất khẩu gỗ ván ép ở Việt Nam có những bước tăng trưởng thần kỳ từ 1% thị phần thế giới năm 2015 đến 5% tổng thị phần xuất khẩu toàn cầu, đứng vị trí thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ ván ép – theo thông tin từ Hiệp hội xuất khẩu Gỗ và Nông sản Việt Nam.

    Gỗ ván ép Việt Nam - tiềm năng phát triển lớn mạnh

     

     

     

     

    2/ Gỗ ván ép xuất khẩu tại Việt Nam tăng 5 lần từ năm 2015 – 2020

    Nếu như trong năm 2015, sản xuất gỗ ván ép chỉ đạt 724 nghìn m3 thì đến năm 2020, mặc dù chịu tác động nặng nề của nền đại dịch Covid-19 và các cuộc điều tra của Mỹ và Hàn Quốc về phòng vệ thương mại,

    Việt Nam đã xuất khẩu lên đến 2,09 triệu m3, tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ 200 triệu USD đến 659,74 triệu USD.

    Trong 5 năm trở lại đây, ghi nhận tín hiệu tích cực của giá trị xuất khẩu mặt hàng gỗ Dán của Việt Nam đi các quốc gia, đặc biệt là gỗ dán của Việt Nam xuất khẩu đi Hoa Kỳ, và Mỹ hiện nay là thị trường trường với giá trị xuất khẩu gỗ dán của nước ta cao nhất, đạt 292,8 tỷ USD năm 2020, và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới nhờ việc hưởng lợi từ việc Mỹ áp thuế chống phá giá với mặt hàng gỗ dánc ủa Trung Quốc.

    Ngoài ra một số thị trường như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản,... cũng đều là một trong những đối tác chính của sản phẩm gỗ dán Việt Nam.

     

     

     

     

    3/ Hiện Việt Nam có bạn hàng tiêu thụ gỗ ván ép là 72 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Xuất khẩu gỗ ván ép ở Việt Nam chiếm thị phần lớn trên thế giới với đa dạng các khách hàng ở các quốc gia, tuy nhiên chủ yếu nhất vẫn là 5 nước : Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan, chiếm hơn 84% tổng lượng xuất khẩu và giá trị kim ngạch.

    Đứng đầu là Hàn Quốc với giá trị nhập khẩu là 211,03 triệu USD với hơn 805,19 nghìn mét khối trong năm 2020, chiếm 38% tổng lượng gỗ xuất khẩu ở Việt Nam.

    Đứng thứ 2 là Mỹ với 25% về lượng, với 243,52 triệu USD giá trị nhập khẩu và 517,88 nghìn m3.

    Tiếp đến là Malaysia, Nhật Bản và Thái Lan với % sản lượng là 29%, 8% và 7% chiếm trên tổng xuất khẩu gỗ dán nước ta với giá trị xuất lần lượt là 62,81 triệu USD, 43,24 triệu USD và 42,92 triệu USD giá trị xuất khẩu trong năm 2020 vừa qua.

    Một số loại sản phẩm gỗ dán phổ biến được sản xuất tại Việt Nam bao gồm:

    - Ván ép phủ phim

    - Ván ép chà dán (Commercial plywood)

    - Ván ép nội thất

    - Ván éo bao bì

    - Ván xẻ thanh LVL

     

     

     

     

    4/ Gỗ ván ép hiện là xu hướng chính trong thế giới vật liệu ngày nay

    Gỗ ván ép Việt Nam - tiềm năng phát triển lớn mạnh

    Với ưu điểm là tận dụng tối đa được nguyên liệu gỗ khai thác tự nhiên nhiều hơn so với gỗ tròn mà lại có tính bền cao như không thấm nước, không chịu tác động từ môi trường ngoài dẫn đến mối mọt, cong ngót, gỗ ván ép là một sự lựa chọn tốt về kinh tế. Hơn nữa gỗ ván ép lại có thể phủ bề mặt với nhiều loại mặt khác nhau tạo nên giá trị và tính thẩm mỹ của sản phẩm, phù hợp với nhiều kiểu dáng thiết kế và mục đích sử dụng của người tiêu dùng như : dùng đóng bao bì, làm nội thất, làm vật liệu xây dựng, … và sản phẩm đầu vào cho các thiết kế về gỗ. Đây đang là sản phẩm xu hướng của ngành công nghiệp gỗ trên toàn thế giới.

     

     

     

     

    5/ Hằng năm nhu cầu tiêu dùng gỗ dán trên thế giới ngày càng tăng

    Gỗ ván ép Việt Nam - tiềm năng phát triển lớn mạnh

    “Nhu cầu tiêu dùng gỗ dán ngày càng tăng, trung bình mỗi năm thế giới bỏ ra khoảng 16-17 tỉ USD để nhập khẩu mặt hàng này, với lượng nhập khoảng 32-34 triệu m3.”

    Top 5 quốc gia xuất khẩu gỗ dán lớn nhất thế giới là Trung Quốc với 30% thị phần, Indonesia với vị trí thứ 2 với 11% thị phần của thế giới, Nga là 8% và Malaysia là 6% và Việt Nam là 5%.

    Cùng với xu hướng tiêu dùng của thế giới là chuyển sang các vật liệu thân thiện và bảo vệ môi trường, chất lượng bền và nhẹ thì gỗ ván ép công nghiệp sẽ tiếp tục là một xu hướng của nền gỗ kỹ thuật trong hiện nay và cả tương lai.

    Thách thức hiện tại Việt Nam cần có kế hoạch để phát triển bền vững nguồn gỗ để không phụ thuộc vào nhập khẩu và thiếu thốn nguồn nguyên liệu trong dài hạn.